logo_nha_luoi_gia_re_ok.300
Hotline: 0889 008 222
Địa chỉ 352C Đường 30/4 - TP. Cần Thơ
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

EC VÀ TDS LÀ GÌ? VAI TRÒ, MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI THỦY CANH

Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm sạch mà đặc biệt là nhu cầu sử dụng rau hữu cơ ngày càng tăng cao. Vì vậy, nhiều mô hình trồng rau sạch đang được đầu tư, phát triển. Nhiều sản phẩm rau sạch mang thương hiệu từng bước đi vào các cửa hàng, siêu thị lớn để cung ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong những mô hình trồng rau sạch được nhiều người rất ưa chuộng đó chính là mô hình trồng rau thủy canh.

Vậy làm thế nào để có để điều chỉnh các nguồn chất dinh dưỡng hợp lý giúp cho việc trồng rau thủy canh trở nên dễ dàng và cho năng suất cao? Câu trả lời ở đây chính là dựa vào các chỉ số EC và TDS, hay còn gọi là chỉ số độ dẫn điện và chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan. Để chuẩn đoán được cây trồng thiếu dinh dưỡng chỉ thông qua biểu hiện vật lý của cây là điều không dễ dàng, nên thông thường chúng ta thường kiểm soát hàm lượng, nồng độ dinh dưỡng thông qua chỉ số EC hoặc TDS. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về hai khái niệm này. Do đó, hôm nay Xuân Nông sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hai khái niệm này và mối liên hệ quan trọng của chúng trong thủy canh.

1. Độ dẫn điện EC là gì?

Chỉ số EC có tên Tiếng Anh đầu đủ là Electro-conductivity, là mức độ truyền tải dòng điện của một chất. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao, ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn.

Đơn vị đo của EC là mS/cm (milisiemens/cm) hoặc μS/cm (microsiemens/cm). Trong đó, millisiemens trên centimet (mS / cm) là đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC

Quy đổi 1 mS/cm = 1,000 μS/cm

2. Chỉ số TDS là gì?

Chỉ số TDS là từ viết tắt của Total Dissolved Solids. Nó là khái niệm chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm (Parts Per Million).

Đơn vị của TDS là ppm

Quy đổi 1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước. Hầu hết nước máy sẽ có chỉ số PPM rơi vào khoảng từ 200 – 400ppm.

Có hai phương pháp chính để đo TDS là:

Đo theo trọng lượng: là phương pháp đo chính xác nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Đồng thời, nếu phần lớn trong dung dịch là chất rắn ở dạng vô cơ thì phương pháp này sẽ đạt chính xác cao, còn chất rắn dạng vô cơ bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao.

Phương pháp đo theo tính dẫn điện của dung dịch liên quan đến nồng độ các chất rắn ion hòa tan trong dung dịch: Có thể sử dụng bút đo TDS để do chỉ số TDS của dung dịch, được biểu hiện qua đơn vị mg/l hay ppm (parts per million).1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước

3. Ý nghĩa và mối quan hệ của EC và TDS trong thủy canh

☆ EC ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và khoáng chất

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng bởi: 

Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì quá trình hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Như vậy nồng độ dung dịch tăng cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.

Ngược lại, nếu EC thấp, khả năng hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó, nồng độ dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và kém phát triển.

Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1,5–2,5 ms/cm

☆TDS ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây

Cũng giống như EC, các chỉ số TDS nếu không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn để quá trình sinh trưởng của cây trồng:

Khi chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết có sự phát triển của cây trồng.

Ngược lại, nếu chỉ số TDS lên quá cao, nồng độ dung dịch vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây, làm cây bị chết, không phát triển được.

☆Mối quan hệ của EC và TDS

Mối quan hệ giữa EC  và TDS có thể được thể hiện qua công thức sau:

TDS = ke x EC

Ke nằm trong khoảng từ 0.55 đến 0.8 và con số chính xác phụ thuộc vào từng loại muối khác nhau. Một số loại bút đo có tích hợp luôn hiển thị EC và TDS và tỷ lệ quy đổi thường từ 0.5  đến 0.7. 

EC cho biết muối hòa tan nhiều như thế nào trong dung dịch. Đó là lý do tại sao EC liên quan đến TDS. Hai chỉ số TDS và EC trong dung dịch thủy canh có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng vì trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần mới có thể tồn tại được.

Mối tương quan giữa lượng chất rắn như muối trong phân bón tỉ lệ trực tiếp với độ dẫn điện của nó, vì vậy lượng chất rắn cao gây độ dẫn cao. Vì khi phân bón hoà tan trong nước chúng trở thành các “ion”, có mang điện tích âm hoặc dương, nên chúng sinh ra dòng điện.

Tổng lượng chất rắn hòa tan tỉ lệ thuận với dộ dẫn điện của nó, vì vậy lượng chất rắn cao độ dẫn điện sẽ cao. Khi các muối hoà tan trong nước chúng trở thành các “ion”  mang điện tích âm, dương nên chúng có khả năng dẫn điện.

Mặc dù có một mối tương quan mật thiết như trên nhưng EC và TDS là 2 tham số riêng biệt. TDS là tổng lượng chất rắn hoà tan trong nước. EC là khả năng của vài chất co thể gây ra dòng điện. 

4. Thiết bị đo EC và TDS là gì?

EC và TDS là những chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong trồng trọt, nhất là đối với phương pháp thủy canh. Do đó, đo và biết được các chỉ số này là rất cần thiết. Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đó, các thiết bị tích hợp chức năng đo EC và TDS ra đời, có tính năng tự đồng chuyển đổi các giá trị này với nhau, rất thuận tiện cho người dùng.

5. Máy đo EC/TDS hoạt động như thế nào?

Hai điện cực với một điện áp xoay chiều được đặt trong dung dịch giúp tạo ra một dòng điện phù thuộc vào bản chất dẫn điện của dung dịch. Thiết bị đọc dòng diện này và hiển thị theo đơn vị EC hoặc ppm

6. Làm cách nào để đo EC/TDS chính xác nhất

Chỉ có phương pháp đúng để đo TDS là cân lượng chất bã, chất dư còn lại trong nước sau khi bay hơi nước. Các điểm bạn thấy trên cốc thuỷ tinh sau khi bạn rửa và làm khô, đó là TDS.

Chất bã có trọng lượng và có thể can được. Nhưng nếu bạn không ở trong phòng Lab thì có thể gây khó khăn để đo. Vì thế, chúng ta có thể tính TDS dựa trên độ dẫn của nước vì các nguyên tử Hydrogen và Oxygen trong H2O hầu hết không mang điện.

Giá trị EC của hầu hết các kim loại, chất khoáng và muối sẽ mang điện. Máy sẽ đo giá trị EC này và chuyển đổi sang giá trị TDS. Vì các kim loại, chất khoáng và muối khác nhau sẽ dẫn điện ít hay nhiều hơn, nên các hệ số chuyển đổi khác nhau sẽ được sử dụng.

 

Tư vấn bán hàng: 0901.087.973 - 0889.008.222 (Zalo)

https://thuycanhxuannong.vn/

https://bectuoig5.vn/

https://nhaluoigiare.vn/

https://xuannong.vn/

https://www.youtube.com/channel/UCUf0HTDrpjRM26lmZyMK51Q

https://twitter.com/XUNO2020

https://shopee.vn/xuannongnongnghiep?smtt=0.0.9

https://www.lazada.vn/shop/vat-tu-nong-nghiep-can-tho0

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 352 Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

(Cách ngã tư Trần Ngọc Quế 100m)


 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

logo_nha_luoi_gia_re

Điện thoại: 0889 008 222
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
 

YOUTUBE XUÂN NÔNG TV

hethongtuoi

WEBSITE CÙNG CTY XUÂN NÔNG:

web2

Design by Xuannong Co., Ltd